Trên những chặng đường vác ba-lô lang thang tìm hiểu con người, văn hóa
ở những vùng đất lạ, tôi đã lang thang một cách tình cờ ngang qua vùng
Đông Âu và đến Ba-Lan trong một ngày cuối Xuân. Đất nước Ba Lan có hai
kinh đô cũ và kinh đô mới. Kinh đô Krakow có thể xem là cố đô từ thế kỷ
XI đến thế kỷ XVI trong khi đó Warsaw là kinh đô mới kể từ thế kỷ XVI
rất nhiều những trầm luân, oanh liệt, khói lửa. Ngày nay, Warsaw là thủ
đô chính thức của nước Ba Lan.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin nói về thủ đô Warsaw của Ba Lan mà thôi, bởi vì nước Ba Lan khá rộng, lịch sử có quá nhiều chi tiết mà ngay chính những sinh viên chuyên ngành lịch sử của nước họ vẫn còn đôi lúc lẫn lộn. Trước khi đến Warsaw, tôi vẫn nghe những giai thoại như: ở đây giống như một Paris ở phía Đông của Châu âu, rằng ở đây có sự pha trộn văn hóa giữa Đông Âu và Tây Âu rất ngoạn mục. Đến nơi rồi, tôi càng thú vị và kinh ngạc khi thấy lịch sử của thành phố Warsaw từ cổ đại đến cận đại thật oanh liệt. Họ oanh liệt ngay từ giai đoạn phong kiến phải chống chỏi với những đế quốc lân cận muốn xâm chiếm họ, họ oanh liệt trong lịch sử cận đại chiến đấu chống Phát Xít Đức, Hồng Quân Liên Xô, và gần đây nhất, cả hệ thống chủ nghĩa Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, có thể nói, đều bắt đầu từ Warsaw với Công Đoàn Đoàn Kết.
MỘT CHÚT VỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TẠI WARSAW:
Khởi nguồn chỉ là một làng đánh cá nhỏ trong thế kỷ thứ IX và thứ X, sau đó ngôi làng phát triển dần trở thành một đô thị với thành quách, lâu đài trong thời trung cổ, trở nên một kinh đô của tiểu vương quốc Masivia vào thế kỷ XIV. Trong thời gian này, nơi đây nổi tiếng là trung tâm buôn bán với các thành phố lân cận khác qua những mặt hàng thủ công, mỹ nghệ. Từ khi bắt đầu phát triển cho đến thế kỷ XIII, thành phố này có tên là Bródno, rồi Jazdów. Từ năm 1300, thành phố mang tên Warsaw (theo đúng âm của thổ ngữ Ba Lan gọi là Warszawa). Bắt đầu năm 1526, các tiểu vương quanh vùng thống nhất trở thành một quốc gia lớn hơn. Nhà vua mới đã dời kinh đô từ Krokow về đây chính thức vào năm 1569 và Warsaw trở thành kinh đô của vương triều Ba Lan. Với chi tiết này, tôi liên tưởng đến thời mười hai sứ quân ở Việt Nam và nước Đại Cồ Việt chính thức được ra đời với vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng vào năm 968, thời đó kinh đô của nước ta là Hoa Lư (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay).
Thủ đô Warsaw là thành phố lớn nhất của quốc gia Ba Lan ngày nay. Nếu tính cả khu trung tâm và những vùng phụ cận, dân số gần 2 triệu 700 ngàn người trên một diện tích hơn 500 km2. Mặc dù đã vào Liên Hiệp Châu Âu, nhưng Ba Lan vẫn còn dùng tiền riêng, hối xuất là 0.32 cents USD hay 0.25 cents Euro. Những gì du khách thấy trước mắt hiện nay với một Warsaw diễm lệ, nghệ thuật và nhất là có rất nhiều nhà thờ, tất cả đều là những gì con người phục dựng lại theo đúng nguyên bản sau Chiến Tranh Thế Giới lần thứ hai. Như đã nói, người Ba Lan hay nói cách khác, người sống ở thủ đô Warsaw rất anh dũng, họ là những người chống cự mãnh liệt với quân Phát Xít Đức trong suốt gia đoạn chiến tranh. Cũng vì vậy mà những người Ba Lan bị lính Phát Xít Đức tàn sát nhiều nhất. Những quả bom của quân đội Đức liên tục thả xuống thành phố này từ năm 1939 cho đến khi chấm dứt chiến tranh vào năm 1945, phá hủy hơn 90% thành phố. Một lý do khác nữa vì cộng đồng Thiên Chúa Giáo tại Warsaw có một sự liên lạc rất đoàn kết và rất mạnh, ngày nào tôn giáo còn tồn tại thì ngày ấy sự chống cự vẫn còn tiếp tục. Adolf Hitler cũng biết được điều này, gã hung thần của cả nhân loại này đã trực tiếp ra lệnh phá sập tất cả những ngôi giáo đường, bắt và giết sạch những vị lãnh đạo tôn giáo. Với cách này, Hitler hy vọng có thể làm đổ sập toàn bộ sự kháng cự của người dân. Những trại tù, trại cải tạo do Phát Xít dựng lên đã đưa hàng triệu người dân Ba Lan, trong đó có hàng chục ngàn những vị lãnh đạo tôn giáo và giam cầm và giết hại từ từ. Cũng xin nói thêm về đức Giáo Hoàng John Paul II được sinh trưởng tại Ba Lan, khi quân Phát Xít tràn vào tu viện nơi ngài đang là một chủng sinh trẻ. Ngài đã thoát khỏi trận càn quét đó trong gang tấc như một phép lạ. Quân đội Phát Xít đã lục tung không chừa một hang hóc nào của tu viện nơi Ngài đang tu học lúc đó, nhưng kỳ diệu thay, những tên lính lại bỏ sót một cái tủ áo, nơi Ngài đang ẩn trốn. Người dân Ba Lan và những nhà sử học vẫn cho đây là một khoảnh khắc làm nên lịch sử. Vì từ sự kiện này, khi lính Đức bỏ sót cái tủ áo có người chủng sinh trẻ trốn trong ấy, để rồi vài chục năm sau, năm 1979, con người ấy trở về thăm quê hương trong cương vị là một vị Giáo Hoàng từ Rome, chính ngài đã khơi lại lòng tự hào dân tộc của người Ba Lan, lòng yêu chuộng tự do, trong đó có tự do hành đạo, tự do tín ngưỡng... Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan như tiếp thêm sức mạnh, người giáo dân chợt sực tỉnh với truyền thống anh dũng, bất khuất của thế hệ đi trước, họ đứng lại gần nhau hơn và rồi chính Warsaw là nơi khởi đầu cho những phong trào đấu tranh chống lại chính nhà nước Cộng Sản Ba Lan thời ấy. Từ đây, những ngọn sóng cứ hừng hực bùng lên và lan tỏa ra khắp Đông Âu. Cuối cùng, kể cả thủ phủ của chủ nghĩa Cộng Sản tại Moscow – Liên Xô cũng sụp đổ hoàn toàn. Chủ nghĩa Cộng Sản tại Ba Lan sụp đổ năm 1989 (Liên Xô sụp đổ năm 1991). Cuộc sống người dân trong giai đoạn giao thời thật vô cùng khó khăn, nhưng năm 1995, Ba Lan đã ổn định và rộng cửa với thế giới bên ngoài, năm 2004, Ba Lan trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Châu Âu, chấm dứt hơn tám thập niên trầm luân với sự tàn ác của chủ nghĩa Phát Xít và chủ nghĩa Cộng Sản trên đất nước và con người tại đây.
Những gì tôi trình bày ở đây chỉ là những gì rất sơ lượt về lịch sử Ba Lan, muốn tìm hiểu chi tiết hơn, xin quý vị hãy tham khảo những pho sách sử với rất nhiều chi tiết mà đất nước này đã trôi nổi, trầm luân cùng dòng lịch sử bên cạnh những đế quốc hùng mạnh từ cổ đại đến giai đoạn phục hưng, và con người đã anh dũng, bất khuất như thế nào trước những chủ nghĩa tàn ác trong giai đoạn cận đại.
THĂM TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VÀ CÁC ĐỊA DANH:
Cũng vẫn là quy hoạch giống các thành phố cổ khác ở khắp Châu Âu, Warsaw cũng có những đền đài, cung điện quanh khu vực trung tâm, được gọi là City Centre. Tuy nhiên như đã nói, chín mươi phần trăm các công trình kiến trúc trong thành phố đều được phục dựng lại sau chiến tranh thế giới thứ 2. Hệ thống subway được nối ngang dọc các khu vực quan trọng trong thành phố. Tôi thấy rất nhiều những ngôi giáo đường cổ kính như St. John’s Catheral, Jesuit Church, St. Martin Church...Cung điện chính xem như là nơi quyền lực của các triều đại xưa. Một chi tiết rất đáng chú ý là vương triều Ba Lan trong một thời gian dài phải thần phục triều đình Nga Hoàng. Khi tra cứu, tôi vẫn bắt gặp nhiều tài liệu cho thấy vua của Ba Lan thời phong kiến là các vị Sa Hoàng, còn vương triều của Ba Lan chỉ là những vị vương. Tuy nhiên cũng có nhiều tài liệu khác phủ nhận sự ”bảo hộ” từ triều đình Nga. Họ cho biết đây chỉ là vấn đề ngoại giao, giữ thanh bình cho đất nước, người dân, một cái gì đó cam chịu vì lỡ ở cạnh một đế quốc quá hùng mạnh, sẵn sàng nuốt chửng những vương quốc nhỏ bé xung quanh. Một chút ngậm ngùi và đồng cảm cho các quốc gia nhỏ bé. Nhìn về Việt Nam, suốt mấy thế kỷ bị Bắc thuộc, tổ tiên chúng ta sau khi đánh thắng giặc xâm lược rồi nhưng vẫn phải triều cống và nhận triều đình phương Bắc là Thiên Tử, còn vua của nước ta cũng chỉ là những vị vương, muốn lên ngôi cũng phải có sự đồng ý từ phương Bắc. Qua chi tiết này mà tôi cảm thấy gần gũi với người Ba Lan hơn, chú ý quan sát và tìm hiểu họ nhiều hơn để thấy giữa hai dân tộc Ba Lan và Việt Nam, có nhiều hoàn cảnh xảy ra gần giống nhau...
THÀNH PHỐ CỦA NHỮNG THIÊN TÀI
Hai nhân vật xuất chúng của lịch sử cận đại đều xuất thân từ thủ đô Warsaw. Nếu tính theo dòng thời gian thì trước hết phải là thiên tài âm nhạc Fryderyk Franciszek Chopin. Công viên Chopin tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố, khu vực hiện đại với nhiều dinh thự to lớn mà hiện nay được dùng làm những tòa đại sứ của nhiều quốc gia. Chopin sinh năm 1810 và mất năm 1849. Ông đã qua Paris đi học và làm việc từ năm 20 tuổi và mất tại Paris khi chỉ vừa mới 39 tuổi. Nhiều nghi vấn về bệnh tình của ông, nhưng một tài liệu nghiên cứu khá kỹ của giới sử học và y học tạm kết luận ông bị bệnh lao.
Lần theo con đường mòn nhỏ rẻ ra từ khu phố cổ, tôi vừa đi vừa hỏi thăm vì nghe nói nữ bác học Marie Currie cũng được sinh và lớn lên ở đây. Người ta nói cho tôi biết ngôi nhà của bà hiện vẫn còn và mở cửa đón du khách mỗi ngày. Chẳng mấy khó khăn, tôi đã đến gõ được cửa căn nhà, lần theo cầu thang gỗ xưa cũ để đi lên tầng hai. Cũng như thiên tài Chopin, bà Marie chỉ thật sự sáng chói trong giới khoa học và y học khi bà qua đến Paris. Ngày xưa ở Ba Lan đã không cho bà vào đại học vì thời ấy Ba Lan chỉ nhận các nam sinh viên. Tuy nhiên khi sống ở Pháp, trở thành nữ khoa học gia xuất sắc, dành hai giải thưởng Nobel, bà vẫn nhớ về quê hương và vẫn xem mình là người Ba Lan. Bà lập gia đình với một người Pháp cũng là một nhà vật lý học (ông đã nhận chung giải Nobel Vật Lý với bà); ở giải hóa học, bà đứng riêng một mình. Căn nhà nơi bà được sinh ra và lớn lên nằm khiêm tốn, bình thường trên dãy phố cổ. Nếu không để ý sẽ có thể sẽ dễ dàng đi qua. Bên trong có đầy đủ những thư từ, hình ảnh của cuộc đời nữ khoa học gia lẫy lừng thế giới này. Tôi quanh quẩn trong căn nhà gần hai giờ đồng hồ để suy nghĩ, trầm tư. Con người cũng như một gốc cây, nếu bị trốc gốc đương nhiên rất đau buồn, nhưng khi cây được đem trồng ở một vùng đất lạ, có thể cây cho trái lạ, nhưng cái lạ ấy lại là cái tuyệt vời mà nếu như cây không trốc gốc thì chẳng có gì đáng chú ý, cây cũng rồi tàn úa và chết như muôn ngàn cây khác trên một mảnh đất cằn cỗi, môi trường sống nghèo nàn, thiếu cơ hội và không được chăm sóc ...
ẨM THỰC
Trở về khu trung tâm, nhảy lên xe, tôi cứ mở to mắt để nhìn xung quanh, nhìn những ngôi giáo đường rực rỡ, xe đưa tôi đến một khu chợ theo kiểu xưa. Món ăn của người Ba Lan chủ yếu là xúc xích, bánh mì, bánh quai vạc (pierogi), bắp cải cuộn thịt nấu sốt (bigos), bắp cải cuộn thịt hấp (golabki), soup, củ cải đỏ hầm và rượu vodkas cũng như rượu đỏ và beer làm nóng. Vì thời tiết lạnh ở Châu Âu nên những thức uống có một đặc điểm chung là được làm nóng. Đứng giữa khu chợ xưa, những gian hàng xưa được dựng bằng gỗ thô, tôi run lẩy bẩy khi móc bóp đếm tiền để mua một ly rượu nóng (hot wine). Rượu nóng rất phổ biến ở khu vực Đông âu. Công thức nấu rượu cũng đơn giản với rượu đỏ, các loại gia vị như quế, hoa hồi, bạch quả, vỏ cam, hạt dẻ, mật ong...Giữa cái rạnh run, nhấp một ngụm rượu nóng, tôi như cảm thấy cả cơ thể ấm lại đồng thời hơi ngạc nhiên vì rượu ở đây được bán tự do như ở Canada chúng ta mua café hay nước ngọt. Các quầy bán thức ăn nhanh ở những ngôi chợ làng cũng có quyền bán rượu. Tôi có hỏi vài người địa phương rằng khi chính quyền cho bán rượu tự do thì có xảy ra những vụ đánh nhau, tai nạn xe cộ nhiều hơn không, câu trả lời là không. Vấn đề bạo hành trong xã hội hoặc tai nạn giao thông vì rượu chè chưa bao giờ là lý do trong các báo cáo của cảnh sát. Dường như cộng đồng ở đây đã có ý thức và đã không lạm dụng, họ uống chừng mực, không say xỉn.
Thức ăn khá mặn
Những du khách đi cùng với tôi ai cũng than rằng thức ăn ở Ba Lan quá mặn và không hiểu tại sao. Đây cũng là một lý do mà tôi tò mò vì có thể đây là một đặc điểm văn hóa, lịch sử nào đó. Khi đã tìm hiểu, tôi biết rằng Ba Lan là một quốc gia gần như nằm lọt thỏm bên trong lục địa, chỉ một phần nhỏ phía bắc tiếp giáp với biển Baltic lạnh giá và kỹ nghệ làm muối khó phát triển. Từ thời trung cổ, người dân đã đi tìm những mỏ muối bên trong lòng đất để khai thác. Thời trung cổ, muối quý hơn kim cương, một bao muối 5kg có thể đổi được đất đai của một ngôi làng. Cũng chính vì muối quá đắc, cho nên chỉ có giới quý tộc, vương quyền, thương gia mới có tiền mua muối, và trong ẩm thực, nêm nhiều muối chứng tỏ đấy là thức ăn của người thượng lưu. Chủ nhân mời khách một món ăn, nếu nêm nhiều muối sẽ chứng tỏ đấy là món ăn đắc tiền. Hiện nay, giao thông đã thuận tiện, người Ba Lan có thể nhập cảng muối từ các nước khác, tuy nhiên ăn mặn đã trở thành một đặc điểm trong văn hóa ẩm thực của họ. Tại Canada, nếu chúng ta mua Polish sausage, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng mặn, mặn không thua gì món cá ướp mặn phơi khô của miền Nam Việt Nam, sausage càng đắc tiền càng mặn là vậy.
ĐI TÌM ĐỒNG HƯƠNG
Vì thời gian không có nhiều, tôi mở niên giám thương mại của thành phố để tìm những nhà hàng Việt Nam. Trong cuốn niên giám có vài nhà hàng được giới thiệu là nhà hàng Việt Nam thuần túy bên cạnh vô số những nhà hàng của nhiều sắc dân khác. Tôi đã đi bộ gần hai tiếng đồng hồ để tìm ra được hai nhà hàng Việt Nam. Bước vào bên trong, tôi khá thất vọng vì từ các cô chạy bàn cho đến cả người quản lý đều là người Ba Lan bản xứ, tóc vàng, mắt xanh mà không gặp một đồng hương nào cả, khách hàng cũng chỉ toàn người ngoại quốc. Thức ăn Việt Nam được đem ra không còn là thức ăn Việt Nam thuần túy mà đã được thay đổi theo khẩu vị của người bản xứ, ví dụ chả giò (trên thực đơn ghi là nem rán theo cách gọi miền Bắc), nhưng nhân bên trong là khoai tây nghiền với cheese giống như nhân bánh pierogi của người Ba Lan. Tôi biết tôi chưa tìm ra đúng nhà hàng thuần Việt dành cho thực khách gốc Việt sành ăn...Hôm sau, khi rời thủ đô, tôi đã thấy hơn ba nhà hàng Việt Nam khác không có trong danh bạ thương mãi của ngành du lịch, tôi biết rằng đó có thể là những nhà hàng ngon. Đồng bào miền Bắc sống ở Warsaw rất đông, nhưng vì thời gian tôi đến đây quá ngắn, nên tôi không kịp thưởng thức những món ngon miền Bắc như bún chả, nem rán, bánh cuốn...
NGƯỜI BA LAN KHÔNG THÍCH CỘNG SẢN
Trước khi đến Ba Lan, tôi vẫn thắc mắc không biết những người vẫn tôn thờ chủ nghĩa Cộng Sản có còn nhiều ở đây hay không, và chính phủ có còn những luận điệu luyến tiếc mồ ma của thời bao cấp, Cộng Sản hay không. Đem thắc mắc và sự quan sát này đến Warsaw, tôi nhận thấy tất cả những lời thuyết minh và tài liệu chính thức của bộ du lịch gởi đến cho du khách đều cho thấy một lập trường dứt khoát với quá khứ đau thương. Ngay tại trung tâm thành phố, một đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản đã chết. Qua lời thuyết minh, họ là những chuyên gia, nghệ sĩ lẫy lừng của đất nước bị Phát Xít Đức giam giữ, sau khi Hồng Quân Liên Xô chiếm thành phố, chính Stalin đã ra lệnh giết chết tất cả vì không muốn phí lương thực nuôi tù, và cũng không muốn thả họ ra vì chính sách của người cộng sản cũng là tập trung, giam giữ những thành phần trí thức, không cho họ có cơ hội lãnh đạo và nổi lên chống lại. Xe dừng lại cho du khách dành một thời gian tưởng niệm, nhiều người trong đoàn của tôi có ông bà, cha mẹ từng chết trong giai đoạn này, nay họ lại là những người tị nạn cộng sản thế hệ thứ hai tại Hoa Kỳ, họ đã bật khóc nức nở khi họ trở về nguồn với một quá khứ quá đau thương.
ĐI SHOPPING
Vì Warsaw là một thành phố lớn ở khu vực Đông Âu, nơi được xem là trung tâm văn hóa, nghệ thuật như một Paris ở miền Đông. Tôi đã thấy tất cả những thương hiệu thời trang lẫy lừng của thế giới như Hermès, Louis Vuitton, Prada, Gucci, Chanel, Rolex... đều có mặt tại đây, những tiệm McDonald cũng có mặt ở khắp nơi. Tuy nhiên, những du khách đến từ Tây âu và Bắc Mỹ lại thú vị với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ và thổ sản của người dân địa phương hơn là những thời trang xa xỉ đến từ nước khác. Tôi thấy các du khách phụ nữ luôn thích thú tìm mua những món nữ trang làm từ hổ phách, các búp bê trong trang phục truyền thống, các món hàng lưu niệm khắc gỗ, và cả rượu với rượu Vodka rất mạnh.
TỪ GIÃ WARSAW
Chỉ có vài ngày để tìm hiểu thành phố thủ đô của Ba Lan, tôi biết chưa đủ vào đâu so với một lịch sử hơn ngàn năm của họ. Đặc điểm mà du khách thật khó quên là những ngôi giáo đường với kiến trúc Phục Hưng diễm lệ, một nhịp sống đang tiến gần với đời sống phương Tây. Đất nước này đây đã đem đến cho nhân loại những nhân vật tài danh, xuất chúng như Đức Giáo Hoàng John Paul II (ngài không sinh ra tại Warsaw), nhà soạn nhạc thiên tài Chopin, nữ khoa học gia Marie Curie. Người dân ở Warsaw đã anh hùng chống lại từ Phát Xít Đức cho đến cả một hệ thống độc tài Cộng Sản Đông Âu. Nếu cuộc cách mạng không xuất phát từ Warsaw, cũng có thể sẽ là một thành phố khác, hoặc sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Chúng ta không thể nào không xác nhận, chính người dân tại Warsaw đã là những chiến sĩ đi tiên phong, đã là nhân tố bùng phát cho cuộc cách mạng ý thức hệ, xóa hẳn dấu tích cộng sản từng có mặt ở Đông âu trong bảy mươi năm ròng. Tôi biết nhận thức, kể cả nhiều ngộ nhận của tôi đã thay đổi rất nhiều sau chuyến thăm thủ đô của Ba Lan này.
Tôn Thất Hùng
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin nói về thủ đô Warsaw của Ba Lan mà thôi, bởi vì nước Ba Lan khá rộng, lịch sử có quá nhiều chi tiết mà ngay chính những sinh viên chuyên ngành lịch sử của nước họ vẫn còn đôi lúc lẫn lộn. Trước khi đến Warsaw, tôi vẫn nghe những giai thoại như: ở đây giống như một Paris ở phía Đông của Châu âu, rằng ở đây có sự pha trộn văn hóa giữa Đông Âu và Tây Âu rất ngoạn mục. Đến nơi rồi, tôi càng thú vị và kinh ngạc khi thấy lịch sử của thành phố Warsaw từ cổ đại đến cận đại thật oanh liệt. Họ oanh liệt ngay từ giai đoạn phong kiến phải chống chỏi với những đế quốc lân cận muốn xâm chiếm họ, họ oanh liệt trong lịch sử cận đại chiến đấu chống Phát Xít Đức, Hồng Quân Liên Xô, và gần đây nhất, cả hệ thống chủ nghĩa Cộng Sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, có thể nói, đều bắt đầu từ Warsaw với Công Đoàn Đoàn Kết.
MỘT CHÚT VỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TẠI WARSAW:
Khởi nguồn chỉ là một làng đánh cá nhỏ trong thế kỷ thứ IX và thứ X, sau đó ngôi làng phát triển dần trở thành một đô thị với thành quách, lâu đài trong thời trung cổ, trở nên một kinh đô của tiểu vương quốc Masivia vào thế kỷ XIV. Trong thời gian này, nơi đây nổi tiếng là trung tâm buôn bán với các thành phố lân cận khác qua những mặt hàng thủ công, mỹ nghệ. Từ khi bắt đầu phát triển cho đến thế kỷ XIII, thành phố này có tên là Bródno, rồi Jazdów. Từ năm 1300, thành phố mang tên Warsaw (theo đúng âm của thổ ngữ Ba Lan gọi là Warszawa). Bắt đầu năm 1526, các tiểu vương quanh vùng thống nhất trở thành một quốc gia lớn hơn. Nhà vua mới đã dời kinh đô từ Krokow về đây chính thức vào năm 1569 và Warsaw trở thành kinh đô của vương triều Ba Lan. Với chi tiết này, tôi liên tưởng đến thời mười hai sứ quân ở Việt Nam và nước Đại Cồ Việt chính thức được ra đời với vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng vào năm 968, thời đó kinh đô của nước ta là Hoa Lư (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay).
Thủ đô Warsaw là thành phố lớn nhất của quốc gia Ba Lan ngày nay. Nếu tính cả khu trung tâm và những vùng phụ cận, dân số gần 2 triệu 700 ngàn người trên một diện tích hơn 500 km2. Mặc dù đã vào Liên Hiệp Châu Âu, nhưng Ba Lan vẫn còn dùng tiền riêng, hối xuất là 0.32 cents USD hay 0.25 cents Euro. Những gì du khách thấy trước mắt hiện nay với một Warsaw diễm lệ, nghệ thuật và nhất là có rất nhiều nhà thờ, tất cả đều là những gì con người phục dựng lại theo đúng nguyên bản sau Chiến Tranh Thế Giới lần thứ hai. Như đã nói, người Ba Lan hay nói cách khác, người sống ở thủ đô Warsaw rất anh dũng, họ là những người chống cự mãnh liệt với quân Phát Xít Đức trong suốt gia đoạn chiến tranh. Cũng vì vậy mà những người Ba Lan bị lính Phát Xít Đức tàn sát nhiều nhất. Những quả bom của quân đội Đức liên tục thả xuống thành phố này từ năm 1939 cho đến khi chấm dứt chiến tranh vào năm 1945, phá hủy hơn 90% thành phố. Một lý do khác nữa vì cộng đồng Thiên Chúa Giáo tại Warsaw có một sự liên lạc rất đoàn kết và rất mạnh, ngày nào tôn giáo còn tồn tại thì ngày ấy sự chống cự vẫn còn tiếp tục. Adolf Hitler cũng biết được điều này, gã hung thần của cả nhân loại này đã trực tiếp ra lệnh phá sập tất cả những ngôi giáo đường, bắt và giết sạch những vị lãnh đạo tôn giáo. Với cách này, Hitler hy vọng có thể làm đổ sập toàn bộ sự kháng cự của người dân. Những trại tù, trại cải tạo do Phát Xít dựng lên đã đưa hàng triệu người dân Ba Lan, trong đó có hàng chục ngàn những vị lãnh đạo tôn giáo và giam cầm và giết hại từ từ. Cũng xin nói thêm về đức Giáo Hoàng John Paul II được sinh trưởng tại Ba Lan, khi quân Phát Xít tràn vào tu viện nơi ngài đang là một chủng sinh trẻ. Ngài đã thoát khỏi trận càn quét đó trong gang tấc như một phép lạ. Quân đội Phát Xít đã lục tung không chừa một hang hóc nào của tu viện nơi Ngài đang tu học lúc đó, nhưng kỳ diệu thay, những tên lính lại bỏ sót một cái tủ áo, nơi Ngài đang ẩn trốn. Người dân Ba Lan và những nhà sử học vẫn cho đây là một khoảnh khắc làm nên lịch sử. Vì từ sự kiện này, khi lính Đức bỏ sót cái tủ áo có người chủng sinh trẻ trốn trong ấy, để rồi vài chục năm sau, năm 1979, con người ấy trở về thăm quê hương trong cương vị là một vị Giáo Hoàng từ Rome, chính ngài đã khơi lại lòng tự hào dân tộc của người Ba Lan, lòng yêu chuộng tự do, trong đó có tự do hành đạo, tự do tín ngưỡng... Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan như tiếp thêm sức mạnh, người giáo dân chợt sực tỉnh với truyền thống anh dũng, bất khuất của thế hệ đi trước, họ đứng lại gần nhau hơn và rồi chính Warsaw là nơi khởi đầu cho những phong trào đấu tranh chống lại chính nhà nước Cộng Sản Ba Lan thời ấy. Từ đây, những ngọn sóng cứ hừng hực bùng lên và lan tỏa ra khắp Đông Âu. Cuối cùng, kể cả thủ phủ của chủ nghĩa Cộng Sản tại Moscow – Liên Xô cũng sụp đổ hoàn toàn. Chủ nghĩa Cộng Sản tại Ba Lan sụp đổ năm 1989 (Liên Xô sụp đổ năm 1991). Cuộc sống người dân trong giai đoạn giao thời thật vô cùng khó khăn, nhưng năm 1995, Ba Lan đã ổn định và rộng cửa với thế giới bên ngoài, năm 2004, Ba Lan trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Châu Âu, chấm dứt hơn tám thập niên trầm luân với sự tàn ác của chủ nghĩa Phát Xít và chủ nghĩa Cộng Sản trên đất nước và con người tại đây.
Những gì tôi trình bày ở đây chỉ là những gì rất sơ lượt về lịch sử Ba Lan, muốn tìm hiểu chi tiết hơn, xin quý vị hãy tham khảo những pho sách sử với rất nhiều chi tiết mà đất nước này đã trôi nổi, trầm luân cùng dòng lịch sử bên cạnh những đế quốc hùng mạnh từ cổ đại đến giai đoạn phục hưng, và con người đã anh dũng, bất khuất như thế nào trước những chủ nghĩa tàn ác trong giai đoạn cận đại.
THĂM TRUNG TÂM THÀNH PHỐ VÀ CÁC ĐỊA DANH:
Cũng vẫn là quy hoạch giống các thành phố cổ khác ở khắp Châu Âu, Warsaw cũng có những đền đài, cung điện quanh khu vực trung tâm, được gọi là City Centre. Tuy nhiên như đã nói, chín mươi phần trăm các công trình kiến trúc trong thành phố đều được phục dựng lại sau chiến tranh thế giới thứ 2. Hệ thống subway được nối ngang dọc các khu vực quan trọng trong thành phố. Tôi thấy rất nhiều những ngôi giáo đường cổ kính như St. John’s Catheral, Jesuit Church, St. Martin Church...Cung điện chính xem như là nơi quyền lực của các triều đại xưa. Một chi tiết rất đáng chú ý là vương triều Ba Lan trong một thời gian dài phải thần phục triều đình Nga Hoàng. Khi tra cứu, tôi vẫn bắt gặp nhiều tài liệu cho thấy vua của Ba Lan thời phong kiến là các vị Sa Hoàng, còn vương triều của Ba Lan chỉ là những vị vương. Tuy nhiên cũng có nhiều tài liệu khác phủ nhận sự ”bảo hộ” từ triều đình Nga. Họ cho biết đây chỉ là vấn đề ngoại giao, giữ thanh bình cho đất nước, người dân, một cái gì đó cam chịu vì lỡ ở cạnh một đế quốc quá hùng mạnh, sẵn sàng nuốt chửng những vương quốc nhỏ bé xung quanh. Một chút ngậm ngùi và đồng cảm cho các quốc gia nhỏ bé. Nhìn về Việt Nam, suốt mấy thế kỷ bị Bắc thuộc, tổ tiên chúng ta sau khi đánh thắng giặc xâm lược rồi nhưng vẫn phải triều cống và nhận triều đình phương Bắc là Thiên Tử, còn vua của nước ta cũng chỉ là những vị vương, muốn lên ngôi cũng phải có sự đồng ý từ phương Bắc. Qua chi tiết này mà tôi cảm thấy gần gũi với người Ba Lan hơn, chú ý quan sát và tìm hiểu họ nhiều hơn để thấy giữa hai dân tộc Ba Lan và Việt Nam, có nhiều hoàn cảnh xảy ra gần giống nhau...
THÀNH PHỐ CỦA NHỮNG THIÊN TÀI
Hai nhân vật xuất chúng của lịch sử cận đại đều xuất thân từ thủ đô Warsaw. Nếu tính theo dòng thời gian thì trước hết phải là thiên tài âm nhạc Fryderyk Franciszek Chopin. Công viên Chopin tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố, khu vực hiện đại với nhiều dinh thự to lớn mà hiện nay được dùng làm những tòa đại sứ của nhiều quốc gia. Chopin sinh năm 1810 và mất năm 1849. Ông đã qua Paris đi học và làm việc từ năm 20 tuổi và mất tại Paris khi chỉ vừa mới 39 tuổi. Nhiều nghi vấn về bệnh tình của ông, nhưng một tài liệu nghiên cứu khá kỹ của giới sử học và y học tạm kết luận ông bị bệnh lao.
Lần theo con đường mòn nhỏ rẻ ra từ khu phố cổ, tôi vừa đi vừa hỏi thăm vì nghe nói nữ bác học Marie Currie cũng được sinh và lớn lên ở đây. Người ta nói cho tôi biết ngôi nhà của bà hiện vẫn còn và mở cửa đón du khách mỗi ngày. Chẳng mấy khó khăn, tôi đã đến gõ được cửa căn nhà, lần theo cầu thang gỗ xưa cũ để đi lên tầng hai. Cũng như thiên tài Chopin, bà Marie chỉ thật sự sáng chói trong giới khoa học và y học khi bà qua đến Paris. Ngày xưa ở Ba Lan đã không cho bà vào đại học vì thời ấy Ba Lan chỉ nhận các nam sinh viên. Tuy nhiên khi sống ở Pháp, trở thành nữ khoa học gia xuất sắc, dành hai giải thưởng Nobel, bà vẫn nhớ về quê hương và vẫn xem mình là người Ba Lan. Bà lập gia đình với một người Pháp cũng là một nhà vật lý học (ông đã nhận chung giải Nobel Vật Lý với bà); ở giải hóa học, bà đứng riêng một mình. Căn nhà nơi bà được sinh ra và lớn lên nằm khiêm tốn, bình thường trên dãy phố cổ. Nếu không để ý sẽ có thể sẽ dễ dàng đi qua. Bên trong có đầy đủ những thư từ, hình ảnh của cuộc đời nữ khoa học gia lẫy lừng thế giới này. Tôi quanh quẩn trong căn nhà gần hai giờ đồng hồ để suy nghĩ, trầm tư. Con người cũng như một gốc cây, nếu bị trốc gốc đương nhiên rất đau buồn, nhưng khi cây được đem trồng ở một vùng đất lạ, có thể cây cho trái lạ, nhưng cái lạ ấy lại là cái tuyệt vời mà nếu như cây không trốc gốc thì chẳng có gì đáng chú ý, cây cũng rồi tàn úa và chết như muôn ngàn cây khác trên một mảnh đất cằn cỗi, môi trường sống nghèo nàn, thiếu cơ hội và không được chăm sóc ...
ẨM THỰC
Trở về khu trung tâm, nhảy lên xe, tôi cứ mở to mắt để nhìn xung quanh, nhìn những ngôi giáo đường rực rỡ, xe đưa tôi đến một khu chợ theo kiểu xưa. Món ăn của người Ba Lan chủ yếu là xúc xích, bánh mì, bánh quai vạc (pierogi), bắp cải cuộn thịt nấu sốt (bigos), bắp cải cuộn thịt hấp (golabki), soup, củ cải đỏ hầm và rượu vodkas cũng như rượu đỏ và beer làm nóng. Vì thời tiết lạnh ở Châu Âu nên những thức uống có một đặc điểm chung là được làm nóng. Đứng giữa khu chợ xưa, những gian hàng xưa được dựng bằng gỗ thô, tôi run lẩy bẩy khi móc bóp đếm tiền để mua một ly rượu nóng (hot wine). Rượu nóng rất phổ biến ở khu vực Đông âu. Công thức nấu rượu cũng đơn giản với rượu đỏ, các loại gia vị như quế, hoa hồi, bạch quả, vỏ cam, hạt dẻ, mật ong...Giữa cái rạnh run, nhấp một ngụm rượu nóng, tôi như cảm thấy cả cơ thể ấm lại đồng thời hơi ngạc nhiên vì rượu ở đây được bán tự do như ở Canada chúng ta mua café hay nước ngọt. Các quầy bán thức ăn nhanh ở những ngôi chợ làng cũng có quyền bán rượu. Tôi có hỏi vài người địa phương rằng khi chính quyền cho bán rượu tự do thì có xảy ra những vụ đánh nhau, tai nạn xe cộ nhiều hơn không, câu trả lời là không. Vấn đề bạo hành trong xã hội hoặc tai nạn giao thông vì rượu chè chưa bao giờ là lý do trong các báo cáo của cảnh sát. Dường như cộng đồng ở đây đã có ý thức và đã không lạm dụng, họ uống chừng mực, không say xỉn.
Thức ăn khá mặn
Những du khách đi cùng với tôi ai cũng than rằng thức ăn ở Ba Lan quá mặn và không hiểu tại sao. Đây cũng là một lý do mà tôi tò mò vì có thể đây là một đặc điểm văn hóa, lịch sử nào đó. Khi đã tìm hiểu, tôi biết rằng Ba Lan là một quốc gia gần như nằm lọt thỏm bên trong lục địa, chỉ một phần nhỏ phía bắc tiếp giáp với biển Baltic lạnh giá và kỹ nghệ làm muối khó phát triển. Từ thời trung cổ, người dân đã đi tìm những mỏ muối bên trong lòng đất để khai thác. Thời trung cổ, muối quý hơn kim cương, một bao muối 5kg có thể đổi được đất đai của một ngôi làng. Cũng chính vì muối quá đắc, cho nên chỉ có giới quý tộc, vương quyền, thương gia mới có tiền mua muối, và trong ẩm thực, nêm nhiều muối chứng tỏ đấy là thức ăn của người thượng lưu. Chủ nhân mời khách một món ăn, nếu nêm nhiều muối sẽ chứng tỏ đấy là món ăn đắc tiền. Hiện nay, giao thông đã thuận tiện, người Ba Lan có thể nhập cảng muối từ các nước khác, tuy nhiên ăn mặn đã trở thành một đặc điểm trong văn hóa ẩm thực của họ. Tại Canada, nếu chúng ta mua Polish sausage, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng mặn, mặn không thua gì món cá ướp mặn phơi khô của miền Nam Việt Nam, sausage càng đắc tiền càng mặn là vậy.
ĐI TÌM ĐỒNG HƯƠNG
Vì thời gian không có nhiều, tôi mở niên giám thương mại của thành phố để tìm những nhà hàng Việt Nam. Trong cuốn niên giám có vài nhà hàng được giới thiệu là nhà hàng Việt Nam thuần túy bên cạnh vô số những nhà hàng của nhiều sắc dân khác. Tôi đã đi bộ gần hai tiếng đồng hồ để tìm ra được hai nhà hàng Việt Nam. Bước vào bên trong, tôi khá thất vọng vì từ các cô chạy bàn cho đến cả người quản lý đều là người Ba Lan bản xứ, tóc vàng, mắt xanh mà không gặp một đồng hương nào cả, khách hàng cũng chỉ toàn người ngoại quốc. Thức ăn Việt Nam được đem ra không còn là thức ăn Việt Nam thuần túy mà đã được thay đổi theo khẩu vị của người bản xứ, ví dụ chả giò (trên thực đơn ghi là nem rán theo cách gọi miền Bắc), nhưng nhân bên trong là khoai tây nghiền với cheese giống như nhân bánh pierogi của người Ba Lan. Tôi biết tôi chưa tìm ra đúng nhà hàng thuần Việt dành cho thực khách gốc Việt sành ăn...Hôm sau, khi rời thủ đô, tôi đã thấy hơn ba nhà hàng Việt Nam khác không có trong danh bạ thương mãi của ngành du lịch, tôi biết rằng đó có thể là những nhà hàng ngon. Đồng bào miền Bắc sống ở Warsaw rất đông, nhưng vì thời gian tôi đến đây quá ngắn, nên tôi không kịp thưởng thức những món ngon miền Bắc như bún chả, nem rán, bánh cuốn...
NGƯỜI BA LAN KHÔNG THÍCH CỘNG SẢN
Trước khi đến Ba Lan, tôi vẫn thắc mắc không biết những người vẫn tôn thờ chủ nghĩa Cộng Sản có còn nhiều ở đây hay không, và chính phủ có còn những luận điệu luyến tiếc mồ ma của thời bao cấp, Cộng Sản hay không. Đem thắc mắc và sự quan sát này đến Warsaw, tôi nhận thấy tất cả những lời thuyết minh và tài liệu chính thức của bộ du lịch gởi đến cho du khách đều cho thấy một lập trường dứt khoát với quá khứ đau thương. Ngay tại trung tâm thành phố, một đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản đã chết. Qua lời thuyết minh, họ là những chuyên gia, nghệ sĩ lẫy lừng của đất nước bị Phát Xít Đức giam giữ, sau khi Hồng Quân Liên Xô chiếm thành phố, chính Stalin đã ra lệnh giết chết tất cả vì không muốn phí lương thực nuôi tù, và cũng không muốn thả họ ra vì chính sách của người cộng sản cũng là tập trung, giam giữ những thành phần trí thức, không cho họ có cơ hội lãnh đạo và nổi lên chống lại. Xe dừng lại cho du khách dành một thời gian tưởng niệm, nhiều người trong đoàn của tôi có ông bà, cha mẹ từng chết trong giai đoạn này, nay họ lại là những người tị nạn cộng sản thế hệ thứ hai tại Hoa Kỳ, họ đã bật khóc nức nở khi họ trở về nguồn với một quá khứ quá đau thương.
ĐI SHOPPING
Vì Warsaw là một thành phố lớn ở khu vực Đông Âu, nơi được xem là trung tâm văn hóa, nghệ thuật như một Paris ở miền Đông. Tôi đã thấy tất cả những thương hiệu thời trang lẫy lừng của thế giới như Hermès, Louis Vuitton, Prada, Gucci, Chanel, Rolex... đều có mặt tại đây, những tiệm McDonald cũng có mặt ở khắp nơi. Tuy nhiên, những du khách đến từ Tây âu và Bắc Mỹ lại thú vị với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ và thổ sản của người dân địa phương hơn là những thời trang xa xỉ đến từ nước khác. Tôi thấy các du khách phụ nữ luôn thích thú tìm mua những món nữ trang làm từ hổ phách, các búp bê trong trang phục truyền thống, các món hàng lưu niệm khắc gỗ, và cả rượu với rượu Vodka rất mạnh.
TỪ GIÃ WARSAW
Chỉ có vài ngày để tìm hiểu thành phố thủ đô của Ba Lan, tôi biết chưa đủ vào đâu so với một lịch sử hơn ngàn năm của họ. Đặc điểm mà du khách thật khó quên là những ngôi giáo đường với kiến trúc Phục Hưng diễm lệ, một nhịp sống đang tiến gần với đời sống phương Tây. Đất nước này đây đã đem đến cho nhân loại những nhân vật tài danh, xuất chúng như Đức Giáo Hoàng John Paul II (ngài không sinh ra tại Warsaw), nhà soạn nhạc thiên tài Chopin, nữ khoa học gia Marie Curie. Người dân ở Warsaw đã anh hùng chống lại từ Phát Xít Đức cho đến cả một hệ thống độc tài Cộng Sản Đông Âu. Nếu cuộc cách mạng không xuất phát từ Warsaw, cũng có thể sẽ là một thành phố khác, hoặc sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Chúng ta không thể nào không xác nhận, chính người dân tại Warsaw đã là những chiến sĩ đi tiên phong, đã là nhân tố bùng phát cho cuộc cách mạng ý thức hệ, xóa hẳn dấu tích cộng sản từng có mặt ở Đông âu trong bảy mươi năm ròng. Tôi biết nhận thức, kể cả nhiều ngộ nhận của tôi đã thay đổi rất nhiều sau chuyến thăm thủ đô của Ba Lan này.
Tôn Thất Hùng
No comments:
Post a Comment