Trong
đợt lưu diễn văn nghệ đầu năm nay ở vài thành phố bên Mỹ, trùng hợp có
một tờ tạp chí và một đài phát thanh hỏi tôi cùng một câu: Nhìn lại 4
thập niên vừa qua, 1975-2015, sự kiện gì đối với chú là quan trọng nhất?
Câu
này dễ trả lời! Thế giới biến đổi từng ngày, biết bao nhiêu chuyện xảy
ra. Nhưng riêng đối với tôi thì biến cố lớn nhất trong 40 năm qua là sự
tan rã của Liên Xô và hệ thống cộng sản toàn cầu. Nó mở ra một kỷ nguyên
hòa bình mới, kết thúc chiến tranh lạnh, giảm thiểu tối đa các vũ khí
chiến lược, tiết kiệm bao nhiêu tiền của và xương máu mà nhân loại đã đổ
ra từ ngày có phong trào cộng sản. Cần hình dung lại hàng triệu người
đã chết thảm ở Siberia thời Stalin, trong cải cách ruộng đất và cách
mạng văn hóa thời Mao Trạch Đông, rồi cải cách ruộng đất và sửa sai thời
Hồ Chí Minh trên đất Bắc, cũng như đánh tư sản và tù cải tạo tại miền
Nam sau 1975. Chưa kể chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và
nhiều quốc gia khác trên thế giới. Kiểm điểm lại những đau thương ngút
trời gần một thế kỷ vừa qua, người ta mới thấy hết được niềm hạnh phúc
khi đế quốc cộng sản sụp đổ, mà sự sụp đổ ấy không do tác động trực tiếp
của thế giới tự do, mà do chính nội bộ của đảng viên và của quần chúng
các nước xã hội chủ nghĩa dấy lên. Theo tôi, đó là sự kiện vĩ đại nhất
của nhân loại trong 4 thập niên vừa qua!
Từ
ngày ra hải ngoại, tôi vẫn mang trong đầu một điều tiếc nuối: Việt Nam
Cộng Hòa là quốc gia cuối cùng trên thế giới bị lọt vào tay Cộng Sản.
Giả như đồng minh Hoa Kỳ không bỏ cuộc giữa đường, Miền Nam Việt Nam chỉ
cần cầm cự thêm vài năm nữa, chắc chắn tình hình đã đổi khác.
Đến
khi cộng sản toàn cầu sụp đổ, tôi lại cho rằng, sự sụp đổ ấy bắt nguồn
sâu xa từ chiến tranh Việt Nam. Tôi tin như thế, nhưng dè dặt không dám
viết ra vì sợ có người sẽ bảo là tôi chủ quan. Mãi đến khoảng năm 2005,
tôi tình cờ đọc được cuốn sách của một tác giả người Mỹ, tôi mới cảm
thấy an lòng và hết sức vui mừng vì có người đồng ý với suy nghĩ của
tôi.
Tiếc
là giờ này tôi không có cuốn sách ấy trong tay, vì hôm đó trong khi chờ
chuyến bay ở phi trường, tôi tạt vào tiệm bách hóa Hudson News tính mua
đại một tờ tạp chí nào đó để lên máy bay xem cho qua thì giờ, thì thấy
có cuốn sách viết về Vietnam War nên vội lấy xuống. Tôi mới chỉ đọc được
2 trang của phần mở đầu thì chuyến bay thông báo boarding mà người xếp
hạng ở quầy tính tiền đông quá, tôi đành bỏ lại cuốn sách trên kệ.
Ngồi
trên phi cơ, tôi nhớ lại lập luận của tác giả cho rằng: Chiến tranh
Việt Nam là cuộc chạy đua võ trang, hay đúng hơn là cuộc chạy đua tiêu
tiền, giữa hai khối tư bản và cộng sản. Cuộc chạy đua ấy tuy kết thúc dở
dang vì Hoa Kỳ bỏ cuộc, nhưng cũng đủ để làm khối cộng sản kiệt quệ về
tài chánh, không vực dậy nổi, dẫn đến sự sụp đổ 15 năm sau!
Điều
này tôi tin là đúng. Hồi mới sang Canada, năm 1979, tôi đọc một bài
viết trong tờ Financial, nói rằng: Chiến tranh Việt Nam đã làm đồng
dollar Mỹ mất giá và gây nên tình trạng lạm phát nặng nề. Lúc ấy tôi
nghĩ: Mỹ giàu như thế mà còn điêu đứng vì chiến tranh Việt Nam, thì
huống chi các nước cộng sản vốn quanh năm èo uột về kinh tế!
Quả thực đúng như vậy! Trong chiến tranh, người dân các nước Cộng Sản tạm quên cái đói khổ. Nhưng hết chiến tranh rồi, cái sai của chế độ và cái yếu của lãnh đạo tất nhiên phải lộ ra, không thể nào che đậy được. Lấy lý do gì để giải thích với nhân dân, sau bao nhiêu năm nhịn ăn cung ứng cho chiến trường, rồi bây giờ lại càng đói khổ hơn khi hòa bình trở lại!
Quả thực đúng như vậy! Trong chiến tranh, người dân các nước Cộng Sản tạm quên cái đói khổ. Nhưng hết chiến tranh rồi, cái sai của chế độ và cái yếu của lãnh đạo tất nhiên phải lộ ra, không thể nào che đậy được. Lấy lý do gì để giải thích với nhân dân, sau bao nhiêu năm nhịn ăn cung ứng cho chiến trường, rồi bây giờ lại càng đói khổ hơn khi hòa bình trở lại!
Từ những “bức xúc” thực tế ấy, lãnh đạo Cộng Sản bất
đắc dĩ phải đưa ra khẩu hiệu “đổi mới”, khởi đầu ngay tại Liên Xô từ
năm 1985. Nói “bất đắc dĩ” là bởi vì trong thế giới Cộng Sản, bất cứ ai
đề xuất một ý tưởng khác với những giáo điều cứng rắn của Đảng thì lập
tức bị gán cho cái tội “xét lại” hoặc “phản Đảng” và thường đưa đến hậu
quả thân tàn ma dại. Điều này chắc chắn ai cũng đã biết qua kinh nghiệm
mấy chục năm cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đọc Đêm Giữa Ban Ngày
của Vũ Thư Hiên, Đèn Cù của Trần Đĩnh, Bên Thắng Cuộc của Huy Đức v.v…
chúng ta đã thấy được phần nào những thanh trừng nội bộ rất cay đắng của
Đảng Cộng Sản qua những vụ án mà họ gọi là “xét lại”, chẳng hạn như vụ
Hoàng Minh Chính. Hoàng Minh Chính là một đảng viên kỳ cựu, hoạt động
cùng thời với anh em Lê Đức Thọ. Năm 1945 ở Hà Nội, nhạc sĩ Văn Cao tham
gia Việt Minh, công tác trong đội ám sát. Chính Hoàng Minh Chính đã đưa
súng cho Văn Cao đi giết những đảng viên Quốc Dân Đảng bị Việt Minh vu
cho tội thân Nhật. Hơn 30 năm sau, Hoàng Minh Chính mới tỉnh ngộ, nhìn
thấy nhu cầu phải cải tổ để cứu đất nước. Nhưng ý kiến của ông đụng vào
những bức tường bảo thủ kiên cố nên ông bị truy bức, kéo theo bao nhiêu
người khác mà phe bảo thủ muốn nhân dịp này tiêu diệt.
Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, thấy nông dân làm
hợp tác xã không có hiệu quả vì cha chung không ai khóc, cơm nhà chúa
múa tối ngày, cứ rềnh rang vác cuốc ra đồng đủ 8 tiếng rồi về, thu hoạch
không năm nào đủ chỉ tiêu. Ông mới nghĩ ra sáng kiến là cho nông dân
làm khoán. Làm nhiều ngày hay ít, chăm hay lười, không cần biết, miễn là
nộp đủ số thóc quy định! Sáng kiến này tuy thực tế và có lợi cho Nhà
Nước nhưng bị coi là đi lạc đường nên bí thư tỉnh ủy bị kỷ luật và cách
chức! Bí thư tỉnh ủy tất nhiên phải là một ủy viên trung ương Đảng, thế
mà còn bị trừng phạt vì một sáng kiến cá nhân, huống chi người dân
thường, ai dám phát biểu ý kiến!
Vậy mà sau 10 năm kết thúc chiến tranh, giữa lúc phe
bảo thủ còn đang thống trị toàn Đảng, thì Trường Chinh đã phải công
khai hô hào đổi mới. Ai cũng biết Trường Chinh là lãnh tụ cộng sản kỳ
cựu bên cạnh Hồ Chí Minh, một lý thuyết gia tiền phong của Đảng và là
người chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu tại Miền Bắc, giết hại
biết bao nhiêu nông dân cũng như đảng viên. Nói cách khác, Trường Chinh
vẫn được coi là một thành trì kiên cố nhất của Đảng. Thế mà chính Trường
Chinh phải thay đổi lập trường thì đủ biết hoàn cảnh Việt Nam sau chiến
tranh thê lương như thế nào! Trần Bạch Đằng viết trong bài “Dám Rẽ
Ngoặt Trong Tư Duy” như sau:
“Mùa Thu năm 1985, thành quả của bao nhiêu năm chắt
chiu của nước ta bỗng chốc sụp đổ qua sai lầm trong điều chỉnh giá cả và
đổi tiền. Thế là toàn Đảng toàn dân “khởi đầu bằng sự khởi đầu”! Bác
Trường Chinh tìm lối thoát trong cảnh cực kỳ rối ren… Bác kiên trì sự
nghiệp đổi mới, đổi mới triệt để và toàn diện… Bác dũng cảm điều chỉnh
lại tư tưởng của mình…”!
Nói “dũng cảm” bởi vì khi đề xuất ý kiến đổi mới tức là đụng chạm mạnh đến những vùng đất cấm kinh niên của Đảng, những nhân sự suốt đời cố chấp mà chỉ có người tầm cỡ như Trường Chinh, lúc ấy ngoài 70, mới dám lên tiếng!
Sau khi Trường Chinh mất, Trần Bạch Đằng viết:
“Thưa anh Năm Trường Chinh! Tiễn anh, chúng tôi ân hận vô cùng: Không đổi mới nhanh như anh ao ước!… Tôi tin, nếu quả còn cuộc sống ở thế giới khác sau khi người ta chết, thì những nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất, cũng sẽ mở rộng vòng tay đón Bác Năm Trường Chinh…”.
Ý nói: Cuối đời Trường Chinh đã thấy cái sai của
mình, xin các oan hồn bị đấu tố trước đây, nếu gặp lại Trường Chinh ở
thế giới bên kia, hãy tha cho Trường Chinh, đừng xúm lại hỏi tội!
(Ghi chú: Trần Bạch Đằng nguyên là Bí thư Khu Ủy Sài
Gòn – Gia Định. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Trần Bạch Đằng và Võ
Văn Kiệt là tư lệnh tiền phương, chỉ huy lực lượng Việt cộng đánh vào
nội thành Sài Gòn).
“Đổi mới” thật ra là một bản tuyên ngôn đầu hàng tư bản! Bởi vì: Cốt lõi của Cộng Sản là kinh tế chỉ huy, là mậu dịch quốc doanh, là kiểm tra hộ khẩu, là hợp tác xã, là mỗi tháng xếp hàng lĩnh 16 ký gạo! Một khi đã chuyển sang cơ chế thị trường tức là đã chào thua thế giới tự do rồi!
Kiệt quệ về kinh tế đã đành, người Cộng Sản còn mất hết niềm tin vào những lý tưởng mà họ được dạy dỗ trước đây.
Lùi lại hồi đầu thế kỷ thứ 20, phong trào Cộng Sản là một cái gì mới mẻ, hấp dẫn rất nhiều người trí thức ở thành thị. Nó hấp dẫn bởi về mặt lý thuyết, nó đề cao lý tưởng công bằng xã hội, xóa bỏ bất công bằng đấu tranh giai cấp. Lúc ấy, quả thực tư bản còn quá nhiều khuyết điểm, chủ nhân bóc lột công nhân, công đoàn chưa thành hình, chế độ lao động hà khắc, không được luật lao động bảo vệ. Ở nông thôn thì phong kiến áp bức đến tận cùng. Do thực tế ấy, người ta dễ dàng bị lôi cuốn theo Cộng Sản dù chưa hiểu CS là gì. Đã thế, cộng sản lại ra đời đúng lúc phong trào giải phóng các dân tộc bị trị lên cao trên toàn cầu, nhất là sau Đệ nhị Thế chiến. Cộng Sản khôn khéo đem chiêu bài chống ngoại xâm để lôi kéo quần chúng, điển hình là biết bao nhiêu người đã theo Hồ Chí Minh, đâu phải vì thích Cộng Sản mà vì muốn đứng vào hàng ngũ đánh Pháp. Đến khi Cộng Sản thắng rồi thì đã quá muộn, họ không rút chân được nữa!
Lùi lại hồi đầu thế kỷ thứ 20, phong trào Cộng Sản là một cái gì mới mẻ, hấp dẫn rất nhiều người trí thức ở thành thị. Nó hấp dẫn bởi về mặt lý thuyết, nó đề cao lý tưởng công bằng xã hội, xóa bỏ bất công bằng đấu tranh giai cấp. Lúc ấy, quả thực tư bản còn quá nhiều khuyết điểm, chủ nhân bóc lột công nhân, công đoàn chưa thành hình, chế độ lao động hà khắc, không được luật lao động bảo vệ. Ở nông thôn thì phong kiến áp bức đến tận cùng. Do thực tế ấy, người ta dễ dàng bị lôi cuốn theo Cộng Sản dù chưa hiểu CS là gì. Đã thế, cộng sản lại ra đời đúng lúc phong trào giải phóng các dân tộc bị trị lên cao trên toàn cầu, nhất là sau Đệ nhị Thế chiến. Cộng Sản khôn khéo đem chiêu bài chống ngoại xâm để lôi kéo quần chúng, điển hình là biết bao nhiêu người đã theo Hồ Chí Minh, đâu phải vì thích Cộng Sản mà vì muốn đứng vào hàng ngũ đánh Pháp. Đến khi Cộng Sản thắng rồi thì đã quá muộn, họ không rút chân được nữa!
Thế giới tư bản thì càng ngày tự điều chỉnh để trở
nên hoàn thiện, trong khi cộng sản dừng chân tại chỗ, hết chiến tranh là
lộ ra hết khuyết điểm. Khi Liên Xô và Trung Cộng công khai thù nghịch
nhau, khi Việt Cộng xâm lăng Miên Cộng (Khờ-Me Đỏ), khi Trung Cộng dạy
cho Việt Cộng một bài học vào đầu năm 1979 – nghĩa là gà cùng một mẹ mà
chém giết nhau không nương tay – thì cái lý tưởng “thế giới đại đồng” và
“chung sống hòa bình” giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em còn ý nghĩa
gì nữa! Cứ nhìn Trung Cộng, người ta thấy ngay cái tình hữu nghị môi hở
răng lạnh của hai nước Cộng Sản nó cay đắng như thế nào! Lời dạy của
Đảng trở thành trò hề, làm thất vọng tất cả những ai từng tin vào chủ
nghĩa Mác-Lênin. Ý nghĩ giã từ chủ nghĩa xã hội vì vậy càng ngày càng
lan rộng trong đầu nhiều đảng viên, chỉ chờ cơ hội là bùng phát!
Từ khi các nước Đông Âu và nhất là Liên Xô sụp đổ,
thế giới không còn ai nhắc đến Cộng Sản nữa. (Chắc chỉ còn cộng đồng
người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ
nhau mà thôi!). Hai chữ “Cộng Sản” chỉ còn là một tì vết của lịch sử, đã
lùi hẳn vào trong dĩ vãng, không còn là mối bận tâm cho nhân loại. Nó
đã trở thành chuyện cổ tích, người bỏ Đảng mỗi ngày một đông. Trước mắt
thế giới, kẻ thù mới bây giờ là Terrorist, là ISIS, là những nhóm quá
khích không nhân tính, chứ kẻ thù cũ là Cộng Sản giờ này là hết hẳn đất
đứng.
Dĩ nhiên cũng còn vài nước vẫn bám lấy danh hiệu
Cộng Sản nhưng thật ra họ không còn mang chất cộng sản như xưa. Họ bám
chỉ vì quyền lợi của đảng phái, của phe nhóm mà họ phải bảo vệ mà thôi.
Bắc Hàn và Cuba thì đói khát quanh năm, không đáng bàn đến. Trung Cộng
thì tư bản hóa trước cả Việt Cộng. Cụ thể, ngày nay nếu phải đối phó với
Trung Quốc thì hoàn toàn không phải là đối phó với một nước cộng sản mà
là một đế quốc có chủ trương bá quyền.
Việt Nam cũng thế! Giờ này người ta chống Việt Nam không phải là chống một nước cộng sản mà là chống một chính quyền độc tài, độc đảng, chà đạp nhân quyền giống như nhiều nước độc tài khác trên thế giới.
Việt Nam cũng thế! Giờ này người ta chống Việt Nam không phải là chống một nước cộng sản mà là chống một chính quyền độc tài, độc đảng, chà đạp nhân quyền giống như nhiều nước độc tài khác trên thế giới.
Trong chế độ Cộng Sản đích thực, chỉ cần có vài mẫu
ruộng đã ra pháp trường đấu tố, chỉ cần làm chủ một cửa tiệm hạng trung
đã bị đánh tư sản, hoặc vào tù hoặc đi vùng kinh tế mới, chứ làm gì có
những cán bộ đảng viên sở hữu những dinh thự nguy nga và ôm hàng tỉ hàng
triệu dollars như hiện nay ở Việt Nam! Các cấp lãnh đạo Trung Quốc cũng
thế! Có những quan chức phải dành riêng ra hẳn một căn nhà mới đủ chỗ
chứa vàng và tiền mặt thì cộng sản ở điểm nào!
Nói tóm lại, trên thế giới ngày nay không còn nước
nào áp dụng lý thuyết Cộng Sản đúng nghĩa. Tất cả đều đã đầu hàng tư
bản, chạy theo tư bản, nhưng gắng gượng nên câu khẩu hiệu: “Áp dụng cơ
chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa!” Họ ngượng ngùng nói
thế khi chính họ cũng biết rõ rằng chủ nghĩa xã hội không bao giờ có cơ
chế thị trường! Tư bản thúc đẩy sản xuất và cải thiện sản phẩm bằng tự
do cạnh tranh! Cộng Sản thúc đẩy sản xuất bằng tuyên truyền, bằng chỉ
thị và bằng giấy biểu dương! Khác nhau như nước với lửa, không thể kết
hợp được. Cho nên, như tôi đã nói ở trên, người cộng sản một khi đã áp
dụng cơ chế thị trường tức là đã bỏ cuộc, là giã từ hẳn chủ nghĩa của
mình rồi! Chỉ cần để ý một chút, chúng ta thấy ngay ngày nay họ không
còn tự hào khoe khoang về lý tưởng của họ như thuở trước. Những câu khẩu
hiệu một thời họ hãnh diện nêu cao như “Đảng ta là Đảng của giai cấp
công nhân”, hoặc “Chủ nghĩa xã hội là đỉnh cao trí tuệ loài người” giờ
này chính họ đã lặng lẽ xóa đi. Hai chữ “vô sản” là đặc trưng của chế
độ, ngày nay cũng đã biến mất! Đấu tranh giai cấp để tiến đến công bằng
xã hội thì không thể áp dụng được nữa bởi giai cấp giàu nhất bây giờ gồm
toàn đảng viên! Chả nhẽ họ tự đấu tố chính mình! Chẳng những thế, trong
nước đang có dư luận một ngày gần đây Đảng Cộng Sản sẽ đổi tên, bỏ hẳn
hai chữ “Cộng Sản” đã lỗi thời vì quá nhiều khuyết điểm! Nhưng dù có đổi
tên mà vẫn duy trì lề lối cũ, vẫn độc tài và thường xuyên vi phạm Hiến
Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thì thế giới vẫn tiếp tục lên án và
người dân vẫn tiếp tục đấu tranh. Bởi mục tiêu tối hậu không phải chỉ
là xóa đi hai chữ Cộng Sản, mà là kiến tạo một quốc gia tự do, dân chủ
và phú cường, để Việt Nam có thể hãnh diện đứng ngang tầm với các nước
văn minh trên thế giới.
Tổng
kết lại, nhìn lại 4 thập niên vừa qua, nếu chỉ chú ý đến cái mốc kết
thúc chiến tranh năm 1975 ở Việt Nam, thì người ta gọi Miền Bắc là “bên
thắng cuộc”. Nhưng nếu mở tầm mắt rộng hơn, nhìn sự sụp đổ của hệ thống
Cộng Sản toàn cầu do chiến tranh Việt Nam gián tiếp gây nên, thì thế giới tự do mới đích thực là “bên thắng cuộc”!
Nguyễn Ngọc Ngạn
Tháng 4/2015
No comments:
Post a Comment