Ngô Nhân Dụng
Chúng
ta không thể tránh được, cứ đến ngày 30 Tháng Tư mỗi năm lại chợt nhớ
về quá khứ. Niềm tưởng nhớ thường có trong một ngày giỗ. Mà 30 Tháng Tư
đúng
là một ngày giỗ. Ngoài những vị tướng chỉ huy tử tiết, như Tướng Phạm
Văn Phú, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Lê Nguyên Vĩ, Tướng Trần Văn Hai,
Tướng Lê Văn Hưng, Ðại Tá Hồ ngọc Cẩn, còn biết bao nhiêu các binh sĩ,
sĩ quan khác cũng đã chết để bày tỏ khí tiết
trong cùng một ngày. Có vị sĩ quan cảnh sát, Ðại Tá Nguyễn Văn Long đã
chọn công viên Lam Sơn làm nơi thể hiện lời nguyền chết vinh hơn sống
nhục. Nhiều vị sĩ quan, công chức, đã về nhà, cùng chết với gia đình.
Chúng ta hướng về tất cả những anh hùng liệt
sĩ đó trong ngày giỗ tập thể hôm nay.
Và
nhiều chiến sĩ vô danh khác nữa. Trong ngày 30 Tháng Tư năm 1975 có
nhiều nhóm quân nhân (Nhảy Dù, Bộ Binh, Thủy Quân Lục Chiến, vân vân) đã
quyết định cùng
chết với nhau. Họ đứng khoác vai nhau, tự sát bằng những trái lựu đạn.
Họ đã lựa chọn cùng nhau thể hiện tình “đồng sinh đồng tử, huynh đệ chi
binh” một lần cuối cùng, trước khi tan hàng vĩnh viễn.
Chúng
ta biết những chiến binh này có thể lựa chọn cách khác. Họ có thể chiếm
cứ bất cứ ngôi nhà nào bên đường, lấy đó làm nơi tử thủ. Họ có thể bắn
cho hết những
viên đạn cuối cùng trước khi bị bên địch hạ sát. Giống như những người
lính Nhật sau cùng trong trận Iwo Jima, lấy mạng đổi mạng. Nhưng vào
giây phút tuyệt vọng nhất của đời mình, những người chiến binh này vẫn
chứng tỏ họ vẫn sống nền đạo lý ngàn năm của
dân tộc. Họ không muốn lôi kéo thêm những người lính khác phải chết với
mình. Dù vừa mấy giờ phút trước đó, nhìn chỉ thấy đó là quân địch. Vì
một tấm lòng từ bi vẫn chảy trong dòng máu Việt, các chiến sĩ này đã
thấy: Cha mẹ, vợ con những người lính vô danh
bên kia chắc cũng đang ngóng chờ ngày họ sống sót trở về. Nhớ lại những
hành động tự sát tập thể trong giây phút tuyệt vọng đó, chúng ta chợt
hiểu lời nguyện mà cha ông đã để lại: “Ðem đạo nghĩa để thắng hung tàn;
lấy chí nhân mà thay cường bạo” (Nguyễn Trãi,
Bình Ngô Ðại Cáo). Chúng ta đều có thể hãnh diện về hành động tự sát
của những người lính Việt Nam Cộng Hòa này.
Các
thế hệ sau phải làm gì để những người đã chết đều không ai chết uổng?
Những con người tuẫn tiết đó đều chết trong khi chiến đấu bảo vệ quyền
sống trong tự do
dân chủ của người Việt ở miền Nam. Từ năm 1975 đến nay mấy thế hệ vẫn
tiếp tục cuộc tranh đấu thiết lập một chế độ dân chủ tự do trên đất nước
chúng ta. Chúng ta đang chứng kiến nhiều bạn trẻ còn non nớt hay sinh
sau ngày 30 Tháng Tư năm 75, ở trong Nam hay
ngoài Bắc, đang dấn thân trên con đường đó. Họ xứng đáng là những người
nối dõi khí tiết hào hùng của các tiền nhân. Những người như Tạ Phong
Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Ðắc Kiên, Huỳnh
Thục Vy, Trịnh Kim Tiến, Việt Khang, vân vân,
bị đánh đập, tù đày, gia đình bị dọa nạt, đàn áp, có bà mẹ đã tự thiêu
chết; chỉ vì họ đòi phải cho dân tộc Việt Nam được sống trong tự do dân
chủ. Các bạn trẻ này đã thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc; và
cũng theo đuổi chí nguyện của những Nguyễn Khoa
Nam, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, và những những tử sĩ hy sinh ngày 30
Tháng Tư năm 1975.
Trong
ngày 30 Tháng Tư nhìn lại 38 năm qua, chúng ta vui mừng vì cuộc vận
động tranh đấu cho dân chủ tự do ở nước ta hiện ngày càng tiến mạnh hơn
và nhanh hơn.
Ðảng Cộng Sản đang trên đà tan rã, không thể nào tránh được. Giáo Sư
Ðào Văn Dương, một người đã hoạt động cách mạng từ trước năm 1945,
thường nói với các học sinh cũ đến thăm cụ: “Các anh chị sẽ thấy, chế độ
Cộng Sản sẽ chết trước mình.” Viễn ảnh đó không
còn xa xôi nữa. Chế độ Cộng Sản đang trong giờ hấp hối. Cái chết này
thực sự bắt đầu từ năm 1975. Ðó là thời điểm những mà những thủ đoạn lừa
gạt tinh vi nhất của đảng Cộng Sản bắt đầu bị lộ diện; và càng ngày
càng đưa họ xuống dốc.
Từ
năm 1945, đảng Cộng Sản đã núp dưới chiêu bài dân tộc để lôi cuốn nhân
dân. Họ núp dưới danh nghĩa “chống Mỹ cứu nước” để đẩy bao nhiêu thanh
niên miền Bắc vào
chỗ chết. Trong khi mục tiêu chính của họ là bành trướng một chủ nghĩa,
một chế độ chính trị. Công cuộc bành trướng đó do Nga Xô và Trung Cộng
lãnh đạo; còn nuôi tham vọng sau khi chiếm được toàn thể Việt Nam rồi sẽ
nhuộm đỏ vùng Ðông Nam Á rồi lan khắp Châu
Á và thế giới. Ðảng Cộng Sản đưa dân tộc Việt Nam ra hứng bom đạn trong
cuộc tranh chấp giữa hai khối tư bản và cộng sản. Họ có vẻ hãnh diện về
vai trò tiên phong này. Lê Duẩn nói: “Ðánh miền Nam là đánh cho Liên
Xô, cho Trung Quốc.” Năm 1976 Phạm Văn Ðồng
tới một hội nghị các nước Á Phi còn dạy chính phủ các nước khác rằng họ
chưa thực sự độc lập, chưa thoát khỏi chế độ thực dân. Ông nói: “Chỉ
khi nào theo chủ nghĩa xã hội thì mới thực sự độc lập,” khiến các người
tham dự rùng mình.
Khi
chiến tranh chấm dứt năm 1975 thì đảng Cộng Sản Việt Nam không thể dùng
chiêu bài yêu nước như trước nữa. Không thể dùng khẩu hiệu “chống Mỹ”
để biện minh cho
các chính sách độc đoán và sai lầm làm dân ngày càng nghèo đói. Ðảng
Cộng Sản để lộ bộ mặt thật của họ, là một guồng máy chuyên chế, tham
nhũng và bất lực trước các vấn đề hiện đại hóa đất nước. Người dân Việt
cũng có dịp so sánh hai chế độ ở miền Nam và Bắc,
trước năm 1975. Nhiều nhà trí thức miền Bắc nhìn thấy những dấu vết của
một xã hội tự do ở miền Nam, mặc dù chưa hoàn hảo nhưng vẫn còn dễ thở
hơn ở miền Bắc. Một cậu bé năm đó 13 tuổi ở Thanh Hóa, sau cũng nhận ra
khi nói “Giải phóng” thì phải thấy chính
miền Nam đã giải phóng miền Bắc! Trước năm 1975 ông Nguyễn Văn Thiệu
bảo: “Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói...” Sau năm 1975 người đầu tiên
nhìn ra lời đó đúng, là ông Trương Như Tảng, một Việt Cộng thứ thiệt.
Thấy rồi, ông ta cũng tìm đường vượt biên. Sự sụp
đổ của các nước Cộng Sản ở Âu Châu càng giúp người Việt Nam thấy rõ cả
của chế độ mà Hồ Chí Minh đã gây dựng lên theo kiểu mẫu ông học ở Nga Xô
chỉ tàn hại đất nước. Nhưng chưa bao giờ dân Việt Nam chán ngán và thù
ghét chế độ cộng sản như bây giờ. Ðúng vào
lúc chế độ đó đang lúng túng. Không những không biết lần mò ra đường
nào để giữ cho đời sống kinh tế của nhân dân phát triển, mà họ còn không
biết có cách nào để giải quyết những tranh chấp quyền lợi bên trong với
nhau.
Nhưng
chúng ta phải lo lắng trước, khi nhìn thấy tình trạng đảng Cộng Sản tan
rã. Không thể đứng chờ và chứng kiến, không lo lắng. Những liệt sĩ Phạm
Văn Phú, Nguyễn
Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn đã được huấn luyện với
khẩu hiệu: “Lúc bình an phải lo trước cơn nguy biến sẽ tới” (cư an, tư
nguy). Bây giờ là lúc thể hiện châm ngôn đó.
Chế
độ Cộng Sản thế nào cũng tàn tạ. Giống như một trái cây chín rồi, tự nó
sẽ rụng. Giới thanh niên, trí thức trong cả nước đang rung cây cho trái
rụng càng sớm
càng tốt. Ðiều đáng ưu tư của dân tộc bây giờ không còn là lo chấm dứt
chế độ tham nhũng bất công đó. Ðiều cần lo ngay tự bây giờ, là sau khi
chế độ này tàn thì dân tộc Việt Nam xây dựng lại đất nước ra sao?
Trước
hết, làm sao cho tiến trình dân chủ hóa được thực hiện mà không vấp
phải những chướng ngại, như đã từng diễn ra ở nhiều nước đã trải qua
kinh nghiệm chuyển
từ độc tài hay chuyên chế sang chế độ dân chủ? Trong múc này tuần
trước, chúng tôi đã trình bày trường hợp Bulgaria, một chế độ Cộng Sản
đã “tự đảo chính,” một ngày sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Ðảng Cộng
Sản đã sửa Hiến Pháp, chính họ xóa bỏ điều số một
(giống như điều bốn trong Hiến Pháp Việt Nam bây giờ) giành độc quyền
cai trị cho đảng. Họ tự đổi tên, tổ chức bầu cử tự do, và thắng cử. Ở
Rumania cũng vậy, chính các lãnh tụ Cộng Sản đã giết vợ chồng Nicolae
Ceausescu để chạy theo các cuộc cách mạng 1989
ở Ðông Âu. Nhưng họ đã hành động chỉ để cướp lấy ngọn cờ cách mạng, để
duy trì cả hệ thống quyền hành và tiếp tục trục lợi.
Thủ
đoạn “tiếm danh nghĩa cách mạng” và “tiếm quyền cai trị” đã từng được
đảng Cộng Sản Việt Nam sử dụng lành nghề, trong năm 1945. Nhưng đó cũng
chỉ là một, trong
nhiều mối nguy mà tiến trình dân chủ hóa có thể vướng mắc, cần phải
biết để tránh vết xe đổ. Tại một nước đã chuyển từ độc tài quân phiệt
sang dân chủ tự do như Chile, tiến trình dân chủ hóa đã bị cản trở trong
15 năm vì ngay từ đầu các nhà tranh đấu dân chủ
đã nhượng bộ quá nhiều khi thương thuyết cuộc chuyển giao quyền hành
với Tướng Augusto Pinochet. Tại những nước như Nga, Ukraine, tiến trình
dân chủ hóa vụng về, để cho một số người tập trung các nguồn lợi kinh tế
vào trong tay. Những nhà tư bản độc quyền
này đã dùng tiền bạc chi phối và “tiếm vị” thao túng cả guồng máy nhà
nước. Ngay tại những nước dân chủ hóa thành công nhất, như Ba Lan và
Tiệp Khắc, thái độ “dửng dưng với chính trị” của những nhà lãnh đạo như
Walesa, Havel, đã tạo ra một khoảng trống chính
trị khiến nhiều vấn đề của quốc gia không được giải quyết sớm bằng các
định chế và thủ tục dân chủ. Một hậu quả dễ thấy nhất, là nước Tiệp Khắc
đã phải chia đôi, thành Cộng Hòa Tiệp và Slovac, mặc dù vào lúc quyết
định chia đôi đó, dân chúng cả hai miền đều
muốn giữ thể chế liên bang (trên 54% ở cả hai vùng).
Dân
chủ hóa là một con đường đầy trông gai, một dòng sông có nhiều mỏm đá
ngầm. Ngày 30 Tháng Tư này, chúng ta cần suy nghĩ ngay về vấn đề đó, để
chuẩn bị tương
lai một nước Việt Nam tự do dân chủ. Ðó là một cách đền ơn nghĩa những
người đã chết trong ngày 30 Tháng Tư năm 1975 trong khi đang tranh đấu
bảo vệ một mảnh đất tự do của nước Việt Nam.
No comments:
Post a Comment